Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017
Cấu trúc ngành và khả năng sinh lời ngành bất động sản Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 4,480 công ty bất động sản đang hoạt động. Trong
số này có thể chia thành 2 nhóm theo chuỗi giá trị là nhóm phát triển bất động
sản và nhóm môi giới. Khi xét đến hàng rào gia nhập trong 2 nhóm công ty này thì
có thể nhận thấy rằng các công ty phát triển bất động sản thường có nhu cầu về
vốn cao hơn để hoạt động. Trong khi đó, lượng vốn cần thiết để duy trì hoạt động
của các công ty môi giới lại rất hạn chế. Sự khác biệt về yêu cầu nguồn vốn này
khiến cho hàng rào gia nhập vào nhóm công ty phát triển bất động sản cao hơn
nhóm các công ty môi giới. Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi chú trọng vào
phân tích nhóm các công ty phát triển bất động sản.
Về hoạt động kinh doanh, có thể phân chia các công ty này theo 3 nhóm bao gồm:
Bất động sản kinh doanh và phát triển nhà ở, Bất động sản nghỉ dưỡng và Bất
động sản cho thuê (Văn phòng, khu công nghiệp, bán lẻ). Mỗi nhóm ngành này bị
chi phối bởi các yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, qua
đó tác động tới cấu trúc ngành.
Bất động sản để bán: Chu kỳ kinh doanh thường khá thấp. Theo khảo sát của
chúng tôi thì trung bình sau 3 đến 6 năm, các bất động sản này sẽ được tiêu
thụ hết và ngưng đem lại doanh thu.
Bất động sản nghỉ dưỡng: Dòng tiền đem lại có tính ổn định tương đối hơn và
trong thời gian lâu hơn. Tuy nhiên, số lượng địa điểm có thể được khai thác
cho các bất động sản loại này lại thường bị hạn chế. Ngoài ra, doanh thu của
phân nhóm này bị ảnh hưởng rất lớn bởi thu nhập người dân (GDP) cũng như
số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.
Bất động sản cho thuê: Các yếu tố liên quan đến dòng tiền đầu tư như FDI
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn thu của các doanh nghiệp
trong ngành.
Ngoài các yếu tố đặc thù của từng phân nhóm được nêu ở trên thì các doanh
nghiệp bất động sản còn có điểm chung là bị chi phối bởi yếu tố đâu vào là quỹ
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Q1.2009
Q2.2009
Q3.2009
Q4.2009
Q1.2010
Q2.2010
Q3.2010
Q4.2010
Q1.2011
Q2.2011
Q3.2011
Q4.2011
Q1.2012
Q2.2012
Q3.2012
Q4.2012
Q1.2013
Q2.2013
Q3.2013
Q4.2013
Q1.2014
Q2.2014
Q3.2014
Q4.2014
Q1.2015
SPPI trung bình Chỉ số tiền lương trung bình
8 Báo cáo Ngành Bất động sản 06/2015
đất. Không may rằng quỹ đất chỉ có thể được cung cấp duy nhất bởi chính phủ.
Trong các năm qua thị trường bất động sản Việt Nam bị chi phối bởi nhiều rào cản
pháp lý. Trong đó, có nhiều quy định tương đối bất cập liên quan đến các hoạt động
mua bán chuyển nhượng bất động sản cũng như các hoạt động góp vốn làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của toàn ngành. Một ví dụ cho các rào cản này có thể kể đến
Nghị Định 71/2010/NĐ-CP liên quan đến các quy định chi tiết về việc thực thi Luật Nhà
Ở ngày 29/11/2005. Theo đó, chủ đầu tư không được huy động vốn bằng cách bán
toàn bộ hay một phần dự án khi các cơ sở hạ tầng tối thiểu chưa hoàn thiện. Điều này
có nghĩa là trong suốt giai đoạn từ lúc nhận giấy phép đến lúc giải phóng xong mặt
bằng, các doanh nghiệp chỉ có thể dựa vào nguồn vốn tự có và vốn vay ngân hàng để
triển khai.
Trong bối cảnh lãi suất cho vay trong các năm qua duy trì ở mức cao (11% - 21.85%
trong giai đoạn 2008 – 2014), thì áp lực chi trả lãi vay là khá lớn trong khi vốn cổ phần
đang bị hạn chế bởi những hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Điều này
cộng với chi phí đền bù đất ngày càng gia tăng đã tạo ra một rào cản về tài chính cho
bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường bất động sản. Ngoài ra, sự
giới hạn trong việc tiếp cận nguồn vốn cũng khiến cho các doanh nghiệp không dám
mở rộng kinh doanh. Thêm vào đó, trong môi trường cạnh tranh mà chỉ có một
người bán và nhiều người mua thì sự cạnh tranh khốc liệt giữa những người mua
sẽ làm phát sinh thêm các khoản chi phí phi chính thống, qua đó làm cho chi phí
phát triển quỹ đất gia tăng.
Như vậy, trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, giá bán bị kiềm chế thì
tỷ suất lợi nhuận của các công ty trong ngành phụ thuộc đáng kể vào quỹ đất và
chi phí hình thành quỹ đất. Điều này có nghĩa là, trong dài hạn, các công ty có quỹ
đất lớn nhiều khả năng sẽ cho lợi suất cao hơn các công ty còn lại.
Ngoài ra, mảng kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tỷ suất
lợi nhuận cao trong dài hạn. Trên thực tế, mặc dù lĩnh vực phát triển và kinh
doanh bất động sản đem lại lợi nhuận cao hơn so với các mảng bất động sản
khác, tuy nhiên, sau khi mỗi chu kỳ kinh doanh hoàn tất, những doanh nghiệp
trong mảng này sẽ phải tìm kiếm quỹ đất khác để tiếp tục phát triển và tạo ra
doanh thu.
Như đã phân tích ở trên, khi chi phí đất ngày càng gia tăng thì những công ty nào
có quỹ đất hiện tại lớn hơn sẽ chiếm được ưu thế cao hơn về giá vốn. Ngoài ra,
trong dài hạn, khi quỹ đất cạn kiệt, các công ty trong ngành sẽ phải cần đến các
bất động sản dịch vụ như trung tâm thương mại, khu công nghiệp hay văn phòng
và căn hộ cho thuê để duy trì thu nhập. Tuy nhiên, tại giai đoạn bão hòa này, để
cho một khả năng sinh lời cao hơn mức trung bình của toàn thị trường, các doanh
nghiệp phải bảo đảm được răng chi phí đầu tư vào các dự án của mình là thấp
nhất. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty cần phải có một quỹ đất rẻ để
đảm bảo tính cạnh tranh của mình trong tương lai.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét